GS.TS Đinh Văn Đức

Thứ năm - 01/11/2007 05:38

GS.TS Đinh Văn Đức là một chuyên gia chuyên ngành Ngôn ngữ học trong các lĩnh vực Việt ngữ học, Lí luận Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Tổng hợp Hà Nội trước đây và ĐH Quốc gia Hà Nội hiện nay. Ông đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ sinh viên chuyên ngành, học viên cao học và nghiên cứu sinh Ngôn ngữ học, Việt ngữ học và dạy tiếng. Ông cũng là người có nhiều đóng góp cho việc phát triển đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên Ngôn ngữ học ở ĐHTH Hà Nội và Trường Đại học KHXH & NV hiện nay.

1. Sơ lược về tiểu sử

  • Sinh ngày: 27/05/1944 tại Hà Nội.
  • Quê quán: Xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
  • Học hàm: Phó Giáo sư (1991) và Giáo sư (1996).
  • Học vị: Tiến sĩ (1978), tại ĐHTH Maxcơva.
  • Ngoại ngữ dùng cho chuyên môn và giao dịch: Nga, Pháp, Anh.
  • Điện thoại nhà riêng: (04) 8589679. Di động: 0912 359 533.
  • E-mail: dinhvanduc2002@yahoo.com

2. Hoạt động nghiên cứu và giảng dạy

  • Là giảng viên tại Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHTH Hà Nội từ tháng 10 năm 1965.
  • 1965–1968 dạy Dẫn luận Ngữ pháp học và Dẫn luận Ngữ âm học tại ĐHTH Hà Nội và ĐHSP Việt Bắc.
  • Từ 1967–1974 dạy Ngữ pháp tiếng Việt (Từ pháp học, Từ loại) tại ĐHTH Hà Nội.
  • Từ 1979 dạy Ngữ pháp tiếng Việt và Ngôn ngữ học Đại cương tại ĐHTH Hà Nội.
  • 1980: Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học.
  • Tham gia đào tạo Sau Đại học từ 1981.
  • 1985–1990: dạy Ngữ pháp tiếng Việt và Ngôn ngữ học đại cương tại Khoa Ngữ văn, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại Khoa tiếng Việt Trường ĐHTH Hà Nội; Chủ nhiệm Khoa tiếng Việt Trường ĐHTH Hà Nội.
  • 1990–1995: giảng dạy Ngữ pháp tiếng Việt và Ngôn ngữ học đại cương tại Khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội.
    • 1992: thỉnh giảng tại ĐHTH Paris 7 (Pháp).
    • 1993–1994: nghiên cứu viên tại AUPELF – UREF Paris.
    • 1995: thỉnh giảng tại Trường ĐHTH Laval (Québec, Canađa) và Trường Đại học Wincosin – Madison (Hoa Kì).
  • Từ 1996 đến nay (2004): Giảng dạy Ngôn ngữ học đại cương, Ngôn ngữ học ứng dụng và Ngữ pháp tiếng Việt. Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học và Việt ngữ học (1995–1996) Khoa Ngữ văn Trường ĐHTH Hà Nội.
  • 1996–2004: Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học đại cương và ứng dụng.
    • 1998: Thỉnh giảng tại Trường ĐHTH Oregon, Hoa Kì.
    • 2005: Thỉnh giảng tai trường đại học Hankuk, Seoul, Hàn Quốc

GS. Đinh Văn Đức được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và Huân chương Lao động hạng Ba.

Là một chuyên gia chuyên ngành Ngôn ngữ học trong các lĩnh vực Việt ngữ học, Lí luận Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Tổng hợp Hà Nội trước đây và ĐH Quốc gia Hà Nội hiện nay, ông đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ sinh viên chuyên ngành, học viên cao học và nghiên cứu sinh Ngôn ngữ học, Việt ngữ học và dạy tiếng. Ông cũng là người có nhiều đóng góp cho việc phát triển đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên Ngôn ngữ học ở ĐHTH Hà Nội và Đại học KHXH & NV hiện nay.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, ông quan tâm và đã có nhiều bài viết về lí luận ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, ngữ pháp lịch sử tiếng Việt, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ,… các nghiên cứu về sự phát triển tiếng Việt trong thế kỉ XX.

Với ba đề tài nghiên cứu cấp Bộ về tiếng Việt thế kỉ XX, với hơn 10 bài nghiên cứu chuyên khảo trong tạp chí “Ngôn ngữ” về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, ngữ pháp lịch sử, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, với hơn 20 bài nghiên cứu khác cùng hướng trong các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo quốc gia và quốc tế, tác giả đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp nghiên cứu của ngành.

3. Danh mục các công trình khoa học tiêu biểu

3.1. Sách

  1. Đinh Văn Đức (đồng tác giả). Hỏi và Đáp về Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. (Nguyễn Tài Cẩn chủ biên). H., Nxb Giáo dục, Đ, D, 1974.
  2. Đinh Văn Đức. Đối lập Danh–Động trong các ngôn ngữ biến tố và đơn lập. Luận án PTS Ngữ văn, ĐHTH Mátxcơva, 1978.
  3. Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại). Nxb Đại học và THCN, H., 1986, 211 trang.
  4. Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại, viết bổ sung). Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, H., 2001, 320 trang.
  5. Đinh Văn Đức. Một trăm năm ngôn ngữ văn học Việt Nam. In trong bộ sách Một thế kỉ văn học Việt Nam. Phần 8, ĐHQG HN. H., Nxb Giáo dục, 2004, 166 trang.
  6. Đinh Văn Đức. Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt (thế kỉ XX). Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, H., 2005, 272 trang.

3.2. Bài viết

3.2.1. Các bài viết trong tạp chí Ngôn ngữ từ 1969–1999

  1. Đinh Văn Đức. Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt. (Meaning as acriterion for determining word classes in Vietnamese). Ngôn ngữ, số 2 (1978), trang 31–39.
  2. Đinh Văn Đức; Nguyễn Văn Chính & Phạm Tú. Vài nhận xét về đặc điểm ngữ pháp của các từ phụ cho động từ trong tiếng Việt qua một số văn bản thế kỉ XVII của Giáo hội Thiên chúa. (Grammatical characteristics of words subordinated to the verb in few Vietnamese texts from the Catholic Church in XVIIth century). Ngôn ngữ, số 3&namp;4 (1981), trang 51–60.
  3. Đinh Văn Đức & Nguyễn Văn Ấp. Một vài nhận xét về các đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Việt thế kỉ XVII. (Some remarks on the grammatical pecularities of classificators in the Vietnamese language of XVIIth century). Ngôn ngữ, số 2 (1983), trang 43–51.
  4. Đinh Văn Đức. Góp một vài suy nghĩ vào vấn đề thảo luận: “Từ–hình vị–tiếng trong tiếng Việt”. (Some remarks on the word and the morpheme in the Vietnamese). Ngôn ngữ, số 1 (1985), trang 42–56.
  5. Đinh Văn Đức. Về một kiểu ý nghĩa ngữ pháp gặp ở thực từ tiếng Việt (On a type of grammatical meaning in Vietnamese full-words). Ngôn ngữ, số 4 (1985), trang 11–12.
  6. Đinh Văn Đức. Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp thực hành trong việc dạy tiếng Việt. (Some preliminary assumptions on the theoretical grammar and the practical grammar in teaching Vietnamese). Ngôn ngữ, số 4 (1991) trang 45–50.
  7. Đinh Văn Đức. Một vài cảm nhận về ngữ pháp chức năng và cách nhìn về ngữ pháp tiếng Việt (Some perception on functional grammar and the outlook into Vietnamese grammar). Ngôn ngữ, Số 3 (1993), trang 40–43.
  8. Đinh Văn Đức. Bốn mươi năm – một chặng đường đào tạo và phát triển. (Forty years – a period of training and development). Ngôn ngữ, số 3 (1996), trang 2–4.
  9. Đinh Văn Đức & Kiều Châu. Góp thêm đôi điều vào việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt. (Research more on the Vietnamese noun phrase). Ngôn ngữ, số 1 (1998), trang.: 39–46.
  10. Đinh Văn Đức & Nguyễn Hoà. Quan yếu trong cấu trúc diễn ngôn bản tin chính trị–xã hội trong báo tiếng Anh và tiếng Việt. (The relevance in the discourse structure of the socio–political news in English and Vietnamese newspapers). Ngôn ngữ, số 2 (1999), trang 25–34.

3.3.2. Các bài viết tiêu biểu khác

  1. Đinh Văn Đức. Mấy suy nghĩ về cụm từ. Thông báo Khoa học, số 4, Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, H., 1971.
  2. Đinh Văn Đức. Về tính không đồng đều của từ vựng-ngữ pháp trong ý nghĩa từ loại tiếng Việt. In trong sách Những vấn đề Ngôn ngữ học: Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb KHXH, 1980.
  3. Đinh Văn Đức & Lí Toàn Thắng. Đông Phương học Xô viết và việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Kỉ yếu Symposium Xô–Việt, Viện Đông Phương học, VHL KH LX, M., 1983.
  4. Đinh Văn Đức. Ngôn ngữ văn học trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Tạp chí Khoa học (Khoa học xã hội), Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, số 1 (1985).
  5. Đinh Văn Đức & Nguyễn Văn Khôi. Tiểu từ tình thái tiếng Việt qua các văn bản từ thế kỉ 15. Kỉ yếu hội nghị Quốc tế về Đông Phương học, TP Hồ Chí Minh, 1986.

3.2.3. Các bài viết tiêu biểu trong 5 năm 2000–2005

  1. Đinh Văn Đức & Nguyễn Hoà. Quan niệm trong cấu trúc diễn ngôn bản tin chính trị–xã hội trong báo tiếng Anh và tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 2 (1999), trang 25–34.
  2. Đinh Văn Đức. Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt đầu thế kỉ XX: Một quan sát về ngôn ngữ của báo chí cách mạng Việt Nam (giai đoạn 1925–1945). Ngôn ngữ, số 3 (2000), trang 1–10.
  3. Đinh Văn Đức. Góp thêm một vài nhận thức vào việc tìm kiếm giải pháp cho “Cách viết và cách đọc các tên riêng nước ngoài ở nước ta”. Ngôn ngữ, số 5 (2000), trang 70–72.
  4. Đinh Văn Đức. Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 5 (2001), trang 1–6.
  5. Đinh Văn Đức. Về nội dung ngữ pháp trong chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt ở bậc phổ thông tới đây. Ngôn ngữ, số 11 (2001), trang 60–65.
  6. Đinh Văn Đức & Nguyễn Việt Hà. Diện mạo chung của cấu trúc cú pháp tiếng Việt qua một số văn bản chữ quốc ngữ thế kỉ XVIII. Ngôn ngữ, số 14 (2002), trang 1–12.
  7. Đinh Văn Đức, Nguyễn Phương Thuỳ. Bước đầu tìm hiểu quá trình tự do hoá của thơ mới bảy chữ tiếng Việt. ĐH Quốc gia Hà Nội, Khoa học, số 4 (2002).
  8. Đinh Văn Đức. Một vài nhận diện trong việc biên soạn sách ngữ pháp tiếng Việt hiện nay. Ngôn ngữ, số 3 (2003).
  9. ĐinhVăn Đức & Lê Xuân Thọ. Trạng ngữ ngữ dụng – Một thành tố cú pháp của phát ngôn tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 8 (2005).
  10. Đinh Văn Đức. Syntactic features of Vietnamese prose in the first half of the 20th century. The report on the Fifth Pan-Asiatic Linguistics Symposium, HCM City, 2000.
  11. Đinh Văn Đức. Pragmatic adverbial – Syntactic part of the communicative grammar on the Vietnamese utterances. The report on the sixth Pan-Asiatic Linguistics Symposium, H., 2004.
  12. Đinh Văn Đức & Kiều Châu. Giáo dục Ngôn ngữ: Mấy nhận xét về việc giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành ở các trường đại học nước ta hiện nay. Ngôn ngữ, số 11 (2005).
  13. Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại danh từ – Một vài đặc điểm trên bình diện chức năng. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Chuyên môn: Khoa học XH&NV, số 4, 2005.

3. Chủ trì đề tài nghiên cứu

  1. Từ vựng thuật ngữ kinh tế thương mại Pháp–Việt, Việt–Pháp. Paris, AUPELF-UREF, 1993–1994.
  2. Nghiên cứu về sự phát triển tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XX. Đề tài đặc biệt QX 97–13., ĐHQG HN, H., 1997–1998.
  3. Một số vấn đề về sự phát triển tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XX. Đề tài cấp Bộ, mã số QG 97–13., ĐHQG Hà Nội, 1997–1998.
  4. Một số vấn đề về sự phát triển tiếng Việt nửa cuối thế kỉ XX. Đề tài cấp Bộ, mã số QG 01–23, ĐHQG Hà Nội, 2001–2003.
  5. Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hoá trong thế kỉ XX. Đề tài cấp Bộ, mã số: QG 04–18, 2004–2005.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây