PGS.TS Đào Thanh Lan

Thứ năm - 01/11/2007 05:41

 

                                      Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                         LÍ LỊCH KHOA HỌC

                                  Của PGS.TS Đào Thị Thanh Lan

I. Thông tin cơ bản

  • - Họ tên: Đào thị Thanh Lan; tên thường gọi: Đào Thanh Lan
  • - Sinh ngày: 03/7/1955, giới tính: nữ
  • - Nơi sinh: Đức Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh
  • - Quê quán: Cự Khê, Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội
  • - Học hàm: Phó giáo sư (2002)
  • - Học vị: Tiến sĩ (1994)
  • - Chức danh: Giảng viên cao cấp (2015)
  • - Nguyên là: Phó  trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Phó chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội).
  • - Là cán bộ giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 01tháng 6 năm 1977 đến hết tháng 7 năm 2017.  Sau đó nghỉ hưu.
  • - Là giảng viên thỉnh giảng Việt ngữ học tại Đại học Paris 7, Cộng hòa Pháp (1997); tại Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc (2002-2004); tại Đại học Ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông- Trung Quốc  năm 2011; tại Đại học Cao Hùng- Đài Loan năm học 2012-2013.
  • - Chuyên giảng dạy và nghiên cứu về Việt ngữ học: Ngữ pháp tiếng Việt, Thực hành văn bản, Dẫn luận ngôn ngữ, Ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời cầu khiến, Ngữ pháp của các hư từ gốc Hán, Tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài.

 

II. Các bài báo

  1. Tìm hiểu từ “là” trong cấu trúc câu tiếng Việt. In trong Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam – Kỉ yếu hội nghị ngôn ngữ học toàn quốc lần 1. Nxb Đại học & THCN, Hà Nội, 1981, trang 297 (in tóm tắt).
  2. Về hiện tượng câu chưa chuẩn trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4, lớp 5. In trong Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa, tập III. Nxb Giáo dục, 1983, trang 70–84.
  3. Về thành phần biểu thị ý nghĩa chu cảnh của câu đơn hai phần tiếng Việt. Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 5 (1993), trang31–35.
  4. Phương pháp phân tích để xác định Đề và Thuyết của câu đơn hai thành phần tiếng Việt trên bình diện cú pháp. Ngôn ngữ, số 3 (1996), trang 40–45.
  5. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào việc xác lập các tiêu chí phân định câu đơn hai thành phần tiếng Việt theo cấu trúc Đề–Thuyết. In trong Ngữ học trẻ 96, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1996, trang7–9 (trang đúp).
  6. Phương pháp dạy và giải thích nghĩa của các từ tiếng Việt cho người nước ngoài. Báo cáo tại hội nghị quốc tế “Tiếng Việt: Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” do Trường ĐHKHXH&NV, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia đồng tổ chức và in lại ở kỉ yếu hội nghị KHCBN ĐHQG Hà Nội, năm 1997, trang 41–44.
  7. Hoạt động của các tiểu từ cầu khiến trong câu tiếng Việt. Kỉ yếu hội nghị CBN ĐHQG Hà Nội, 1998, trang 33–37.
  8. Về thành phần Minh xác ngữ trong hệ thống các thành tố cú pháp của câu đơn hai thành phần tiếng Việt. Ngữ học trẻ 98, trang 9-12 (trang đúp).
  9. Phân tích câu theo cấu trúc Đề–Thuyết. Ngữ học trẻ 99, trang 9-12 (trang đúp).
  10. Ứng dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào khảo sát lại nhóm từ: hãy, đừng, chớ. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội số 3 (2000), trang 14-21.
  11. Những nghiên cứu bước đầu về câu cầu khiến tiếng Việt dưới góc độ ngữ pháp chức năng. Ngữ học trẻ 2000, trang 65-68 (trang đúp).
  12. Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ: ra lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời chúc, xin trong câu tiếng Việt. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, số 1 (2004), trang 13–18.
  13. Cách tiếp cận câu tiếng Việt theo 3 bình diện kết học–nghĩ học–dụng học thống nhất trong chỉnh thể cấu trúc để phân tích thành phần câu. Ngôn ngữ, số 4 (2004), trang 12–22.
  14. Ý nghĩa cầu khiến của các động từ "nên, cần, phải" trong câu tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 11 (2004), trang 23–29.
  15. Vai trò của hai động từ "mong, muốn" trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 7 (2005), trang 12–17.
  16. Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi-cầu khiến. Ngôn ngữ, số 11 (2005).
  17. Hoạt động và ý nghĩa của các tiểu từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt, bài in trong sách “Những vấn đề ngôn ngữ học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, từ trang 96 đến trang 105.
  18. Nhận xét sơ bộ về hoạt động của phó từ Hán Việt trong tiếng Việt (trên tư liệu một số văn bản từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 21), Tạp chí Ngôn ngữ, số 2(213)/2007.
  19. Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi- cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 11(222)/2007.
  20. Hoạt động của liên từ gốc Hán trong tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Việt Nam-Trung Quốc, Hội thảo Quốc tế 11/2007 tại Quảng Tây, Trung Quốc.
  21. Chức năng chỉ dẫn lực ngôn trung của tiểu từ nhé trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 11(234) 2008.
  22. Hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt, Những vấn đề ngôn ngữ học- học tập ngôn ngữ Hồ Chí Minh.2008.
  23. Một số đặc điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng của nhóm vị từ biểu thị hoạt động nói năng trong tiêng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, 7 (242) 2009.
  24. Nhận diện hành động nài/ nài nỉ trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, 11 (246) 2009.
  25. Mối tương quan giữa khái niệm adverb ở tiếng Anh và phó từ ở tiếng Hán, tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa VN-TQ, lần 2, 11/2009 tại Hà Nội.
  26. Nhận diện hành động mời và rủ trong tiếng Việt, Hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc, Hà Nội, 2010; Tạp chí  Ngôn ngữ, số 3/2011.
  27.  Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ số 11/2011.
  28. Nhận diện hành động  giục, ngăn, dặn trong tiếng Việt.Tạp chí Từ điển  bách khoa thư, số 5 (tháng 9)/ 2012.
  29. Nhận diện hành động ngôn từ đe dọa trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ số 11/2012.
  30. Kiến giải góp phần chuẩn hóa thuật ngữ ngôn ngữ học. Tạp chí Từ điển  bách khoa thư, số 1 (tháng 1)/ 2014.
  31. Ngữ chính phụ có vị từ làm trung tâm trong tiếng Việt. Tạp chí Từ điển  bách khoa thư, số 4 (tháng 7)/ 2014.
  32. Phân biệt câu ghép nhân nhượng với câu ghép tương phản trong tiếng Việt.

         Tạp chí Ngôn ngữ số 5/2016.

    33. Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc thông tin. Tạp chí Từ điển  bách      khoa thư, số 4 (tháng 7)/ 2016.

    34. Đặc điểm của “Tiếng” trong tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế tại Đại học Cao Hùng-Đài Loan 26/4/2013, trang 156->165.

    35. Tác động của phương thức trật tự từ đến việc chuyển đổi ý nghĩa, chức năng của từ trong tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế về nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc tại Trường ĐHKHXH&NVHà Nội tháng 12/2013

   36. Giá trị ngữ nghĩa- ngữ dụng của câu nhân nhượng trong” Những lời Kêu gọi của chủ tịchHồ Chí Minh”. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế về ngôn ngữ học tại Trường ĐHKHXH&NVHà Nội tháng 11/2016, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.  In ở Tạp chí khoa học Đại học Tân Trào (ISSN: 2354-1431) số 7 tháng 3/2018, trang 20-27.

37. Đề xuất về thuật ngữ gọi tên từ loại và các bước phân định từ loại tiếng Việt. Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư số 4/ 2018.

38. Cơ chế chuyển đổi chức năng của một số hư từ tiếng Việt.Tạp chí Ngôn ngữ số 9/2018.

39. Phân biệt từ láy với ngữ láy trong tiếng Việt. Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư số 2/ 2020.

 

III. Sách

  1. Cơ sở tiếng Việt. (viết chung với Hữu Đạt & Trần Trí Dõi). Nxb Giáo dục, 1998, 201 trang. In lần 2 tại Nxb Văn hoá–Thông tin năm 2000.
  2. Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề–thuyết. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002, 264 trang.
  3. Chuyên khảo Ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 2010, 216 trang.
  4. Một số vấn đề ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2012, 256 trang (Giáo trình sau đại học).
  5. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2019, 292 trang.

 

IV. Đề tài NCKH đã chủ trì

  1. Đề tài cấp Trường: Hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt. Mã số: T97.08, 50 trang. Nghiệm thu: 17/10/1998; kết quả: tốt.
  2. Đề tài cấp ĐHQG Hà Nội: Câu cầu khiến trong tiếng Việt. Mã số: QX2000.11, 100 trang. Nghiệm thu: 14/6/2002; kết quả: tốt.
  3. Đề tài cấp ĐHQG Hà Nội: Khảo sát lỗi sử dụng tiếng Việt hiện nay trên một số báo chí từ năm 2000 đến 2004. Mã số: QX 2003.02, 100 trang. Nghiệm thu: 21/4/2005; kết quả: tốt.
  4. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG HN, QG.05.46: Khảo sát đặc điểm hư từ có

nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại. 100 trang. Nghiệm thu: 2008; kết quả: tốt.

  1. Đề tài cấp ĐHQG HN,QX.08. Về từ loại phó từ trong tiếng Việt. Nghiệm thu: 2010, kết quả: khá.

V. Hướng dẫn luận án tiến sĩ

     Đã hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ và nhiều luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học.

  1. Ngô Thị Minh.Tên luận án: Ý nghĩa của một số phương tiện biểu thị tình thái trong câu ghép tiếng Việt. Năm bảo vệ: 2001. (Hướng dẫn phụ).

  2. Nguyễn Văn Hiệu.Tên luận án: Ngữ vị từ tiếng H’Mông’. Năm bảo vệ: 2004. (Hướng dẫn phụ)

  3.Trần thị Mai Đào. Tên luận án: Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. năm bảo vệ: 2009. (Hướng dẫn chính).

  4. Lý Yên Châu. Tên luận án: Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại. Năm bảo vệ: 2016. (Hướng dẫn chính).

  5. Lê Thị Tố Uyên. Tên luận án: Nghiên cứu khả năng tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi) ở trường mầm non. Năm bảo vệ: 2018. (Hướng dẫn chính).

   Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

                                                                   Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2020

                                                                                Người khai kí tên

 

                                                                                   Đào thị Thanh Lan

                                             

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây