NGND, GS, TS ĐOÀN THIỆN THUẬT
Giáo sư là một thày giáo có uy tín trong ngành Ngôn ngữ học. Với 45 năm trên bục giảng ở Đại học ông đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng ngành khoa học này ở nước ta từ buổi ban đầu, từ trước khi Ngôn ngữ học được chính thức công nhận là một ngành đào tạo độc lập trong khoa Ngữ văn. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên mà ngày nay đang nắm vai trò chủ chốt trong bộ môn Ngôn ngữ học ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu. Ông là chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hai nhiệm kỳ và cũng là người nghiên cứu chính trong những đề tài phục vụ thực tế, phục vụ xã hội. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và nhiều huân chương, huy chương khác.
I. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ
- Ngày sinh nơi sinh: 28 tháng 10 năm 1934 tại Hà Nội
- Quê quán: Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
- Nơi công tác: Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV
Đại học Quốc gia Hà Nội (đã nghỉ hưu)
- Năm vào ngành: 1959
- Địa chỉ liên hệ: 28 ngõ Vạn Kiếp, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, HN
- E-mail: dtthuat@hn.vnn.vn
II. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU
* Từ 1959 đến 2005 (nghỉ hưu) là cán bộ cơ hữu dạy ngôn ngữ học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường ĐHKHXH và NV thuộc ĐHQG Hà Nội, ở bậc Đại học và Sau đại học.
1983 - 93: Phó giáo sư 1977 - 1980: Chủ nhiệm bộ môn ngôn ngữ học
1992 - 2005: Giáo sư 1992 - 1995: Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học
Trong thời gian trên đã giảng dạy và giúp đỡ các cơ sở đào tạo ngoài trường (cả trong nước và nước ngoài).
- Đại học sư phạm Vinh (1961 - 1962)
- Đại học sư phạm Việt Bắc (1966 - 1967)
- Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh (1976 - 1978)
- Đại học Paris 7 (1981 - 1983) tại Cộng hòa Pháp
- Đại học Ngoại ngữ Hankuk (1994 - 1995) tại Seoul
- Hàn Quốc- Các lớp bồi dưỡng ngôn ngữ học cho giáo viên dạy ngoại ngữ do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức, do Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân hoặc do Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội tổ chức.
- Các lớp cao học của Đại học Sư phạm Hà Nội I
- Các lớp sau đại học của Viện Ngôn ngữ học
- Các lớp bồi dưỡng của Trường Viết văn Nguyễn Du thuộc Bộ văn hóa
- Các lớp bồi dưỡng cán bộ, phóng viên của báo Nhân dân, của Việt Nam Thông tấn xã. Phạm vi giảng dạy và nghiên cứu bao quát Ngôn ngữ học lý luận (gồm các bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương và Ngôn ngữ dẫn luận cho các lớp bồi dưỡng, chuyên đề lý thuyết Âm vị học, bài giới thiệu sách Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết của J.Lyons,…) Việt ngữ học (gồm sách, các bài viết về Ngữ âm tiếng Việt, Chữ quốc ngữ, tiếng địa phương, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt, Lược sử Việt ngữ học…) Ngôn ngữ học ứng dụng (sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, dạy âm và chữ cho học sinh lớp Một, dạy nói cho trẻ em câm, điếc…).
Ông đã đào tạo hơn 40 khóa cử nhân, hướng dẫn nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ trong số đó có năm tiến sĩ đã bảo vệ luận án vào loại xuất sắc.
* Về nghiên cứu ông đã dành nhiều năm cho những đề tài phục vụ thực tế, phục vụ xã hội.
- Đề tài "Xác định tiếng chuẩn của ngôn ngữ Tày Nùng": 5 năm (1966 - 1970)
- Đề tài "Nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em trước tuổi học đường": 3 năm (1971 - 1974) trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước "Xây dựng chuẩn về tâm lý, sinh lý trẻ em Việt Nam" do ủy ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ương chủ trì.
- Đề tài Dạy nói cho trẻ em câm điếc (1972 - 1974) phối hợp với Khoa thính học Viện Tai Mũi Họng trung ương.
- Làm trưởng đoàn khảo sát đặc biệt liên bộ (gồm 3 bộ và 2 cơ quan ngang Bộ) do Chính phủ thành lập để điều tra yêu cầu học tiếng và chữ dân tộc của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh nam Trung bộ và Nam bộ sau ngày giải phóng nhằm hoạch định chính sách ngôn ngữ đệ trình Quốc hội (1978).
- Đã cùng GS Phan Huy Lê sáng lập và quản lý Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam (1989 - 1996), sau đổi tên là Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa (1996 - 2004) và nay trở thành Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Trong 15 năm ấy ông vẫn là giáo sư khoa Ngữ văn kiêm nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm. Ông đã cùng cán bộ của Trung tâm tổ chức hai Hội thảo quốc tế lớn: Đô thị cổ Hội An (1990), Hội thảo khoa học về Việt Nam học lần thứ nhất (1998), đã giúp đỡ chương trình Thái học và góp phần tổ chức ba Hội thảo tòan quốc về Thái học. Ông đã chủ biên và biên soạn bốn cuốn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như cho xuất bản hai cuốn sách về ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Ông đã tham gia đề tài "Tình hình nghiên cứu Việt Nam học trên thế giới".
* Ông đã tham gia trong nhiều năm Hội đồng khoa học của khoa, của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hội đồng liên ngành Ngôn ngữ - Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng xét chức danh khoa học, Hội đồng duyệt sách Nhà nước trong cải cách giáo dục.
Đã là ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khóa I và II.
* Ông đã được nhận Huy chương vì sự nghiệp khoa học (2002)
Đã được nhận Huy chương vì sự nghiệp giáo dục (2003)
Đã nhận được Huân chương lao động hạng ba (2000)
Đã được nhận Huân chương lao động hạng nhì (2005)
Đã được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1998)
Đã được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (2006)
III. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU ĐÃ CÔNG BỐ
A. Các bài báo khoa học
1. Lược ghi về thanh điệu tiếng Mường Ngọc Lạc (Thanh Hóa)// Thông báo khoa học, ĐH Tổng hợp Hà Nội. Văn học - Ngôn ngữ 1966.
2. Đóng góp vào việc giới định từ đa tiết bằng tiêu chí trọng âm trong tiếng Việt// Thông báo khoa học ĐH Tổng hợp HN Văn học - Ngôn ngữ - Tập II, 1966.
3. Những vấn đề cơ bản của ngữ âm học// Tập giáo trình Ngôn ngữ học đại cương. Bộ ĐH và TH chuyên nghiệp, 1970.
4. Cơ sở thực tế của việc xác định tiếng chuẩn của ngôn ngữ Tày Nùng// Thông báo khoa học ĐH Tổng hợp HN. Văn học - Ngôn ngữ - Tập V, 1972.
5. Hệ thống ngữ âm tiếng Tày Nùng// Trong "Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam". Tập I Viện Ngôn ngữ học XB, 1972.
6. Ứng dụng một trình tự từ dễ đến khó về ngữ âm tiếng Việt trong điều trị thanh học (viết chung)// Tạp chí y học Việt Nam số 4/1974 (tạp chí của Hội y học Việt Nam).
7. Những cứ liệu ban đầu về ngữ âm trẻ em Việt Nam lứa tuổi vườn trẻ// Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học 1972 về tâm lý, sinh lý trẻ em dưới ba tuổi. Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ương, 1974.
8. Tìm một giải pháp hợp lý cho việc miêu tả cấu trúc âm vị học tiếng Việt// Luận án Tiến sĩ bảo vệ 1981.
9. Le Quốc Ngữ dans un manuscrit de Bento Thiện (17e- siecle) (viết bằng tiếng Pháp) // Etudes Vietnamiennes No 6/1983 - 84 - Univ de Paris 7, 1984.
10. Về kho từ vựng chung Việt - Tày// Báo cáo KH tại Hội thảo quốc tế. In trong "Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương đông". Viện Ngôn ngữ học XB, 1986.
11. Về ngôn ngữ văn học// Tạp chí khoa học ĐH Tổng hợp HN, 1989.
12. Hình thức văn tự của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt và việc dạy chúng ở lớp một trường phổ thông// Tạp chí Giáo dục cấp I số 4/1989.
13. Tiếng Hội An// Báo cáo KH tại Hội nghị quốc tế. Kỷ yếu Hội nghị: "Thành phố cổ Hội An" NXB Ngoại văn, Hà Nội 1991.
14. Nhận xét tập Atlas từ vựng về cây lúa của Trường Cao học Khoa học Xã hội (EHSS) của Pháp (Bài viết bằng tiếng Pháp)// Trong Tạp chí quốc tế về ngôn ngữ học Lingua. Vol 90-No 1-2 tháng 6/1993. Amsterdam, 1993.
15. Hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ San chí (nghiên cứu thực nghiệm)// Báo cáo KH tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất năm 1997, đăng trong Kỷ yếu Hội nghị tập V, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001.
16. Sự phát triển của tiếng Việt hiện đại nửa đầu thế kỷ XX (viết chung)// Đề tài nghiên cứu KH đã nghiệm thu - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội 1998.
17. Những cứ liệu mới đóng góp vào việc nghiên cứu lịch đại đối với chữ Quốc ngữ và Ngữ âm tiếng Việt// Báo cáo KH tại Hội nghị Pan Asiatic lần thứ V tháng 11/2000.
18. Giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt// Báo cáo KH tại Hội thảo "Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" 28/12/2002 tại TP Hồ Chí Minh. Đăng trong kỷ yếu Hội nghị.
19. Tiến tới xây dựng một Atlas ngôn ngữ - dân tộc học// Báo cáo KH tại Hội nghị Pan Asiatic lần thứ VI năm 2004 tại Hà Nội.
20. The replacement of chinese characters with romanization in Vietnam// Báo cáo tại Hội nghị quốc tế về chữ viết la tinh tại Đài Loan 9-10/10/2004. Đăng trong kỷ yếu Hội nghị Vol 2 tập 2.
21. The integration of items borrowed from other languages into Vietnamese// Báo cáo KH tại Hội nghị quốc tế về "Các giá trị văn hóa Đông Nam Á - Bảo tồn và phát triển" 12-13/10/2005 tại Siemriap Cambodia. Đăng trong kỷ yếu Hội nghị.
B. Các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo
1. Ngữ âm tiếng Việt. NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1957
2. Sách Hỏi - Đáp về ngữ pháp tiếng Việt (viết chung). NXB khoa học xã hội, HN, 1974.
3. Parler Vietnamien (viết chung) NXB Sudest - Asie, Paris, 1984
4. Tiếng Dao (viết chung) NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992
5. Dẫn luận ngôn ngữ học (viết chung) - NXB Giáo dục, HN 1994
6. TayNung Language in the North Vietnam. Tokyo Univ of Foreign Studies Press, Japan 1996.
7. Nói tiếng Hàn Quốc (viết chung) NXB Samji, Seoul, 1997
8. Thực hành tiếng Việt B (chủ biên) NXB Thế giới, HN 2000
9. Thực hành tiếng Việt C (chủ biên) NXN Thế giới, HN 2000
10. A concise Vietnamese Grammar (viết chung). NXB Thế giới, HN 2001
11. Tiếng Việt A (chủ biên) NXB Thế giới, HN 2004
12. Lược sử Việt ngữ học (viết chung). NXB Giáo dục, HN 2005
13. Chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII (sưu tầm và chủ biên) NXB Giáo dục, HN 2008.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn