TS. Dương Xuân Quang

Thứ hai - 11/09/2017 13:50

TS. DƯƠNG XUÂN QUANG

 

I. Thông tin chung

  • Năm sinh: 11/11/1989
  • Email: dxquang1111@gmail.com
  • Đơn vị công tác: Khoa Ngôn ngữ học
  • Học vị: Tiến sĩ                           Năm nhận: 2017
  • Quá trình đào tạo:

2011: Cử nhân Ngôn ngữ học, hệ chất lượng cao, hạng Xuất sắc – tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2017: Tiến sĩ Ngôn ngữ học, chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ – tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Quá trình công tác:

2011-2017: Nghiên cứu sinh – Trợ giảng tại khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

2014-2015: Giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Đông Nam Á và Nam Á, Học viên Ngoại ngữ – Đại học Vân Nam (Trung Quốc)

2018-nay: Giảng viên tại khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

2019-2020: Giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Tiếng Việt, Học viện Ngôn ngữ và văn hóa Đông phương – Đại học Ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông (Trung Quốc)

2018- nay: Hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

  • Hướng nghiên cứu chính: 

Lí luận ngôn ngữ học, 

Việt ngữ học (ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt),

Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa và tư duy.

 

II. Công trình khoa học

Bài báo

Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành

  1. Dương Xuân Quang (2014), “Những đặc trưng quan yếu của biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 3 (29), tr.16-22. (ISSN: 1859-3135)
  2. Dương Xuân Quang (2016), “Phát ngôn – biến thể cú pháp của Câu”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 2 (244), tr.56-62. (ISSN 0868-3409)
  3. Dương Xuân Quang (2016), “Về Đơn vị ngôn ngữ và các biến thể của chúng”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 2 (40), tr.17-33. (ISSN 1859-3135)
  4. Dương Xuân Quang & Tạ Thành Tấn (2016), “Uơ phải chăng là biến thể của Ua”, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 (327), tr.74-80. (ISSN 0866-7519)
  5. Dương Xuân Quang (2017), “Về các biến thể cú pháp thêm xen trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 1 (255), tr.45-52. (ISSN 0868-3409)
  6. Dương Xuân Quang (2017), “Từ biến thể phiên - chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt”, Tạp chí khoa học ngoại ngữ quân sự (10), tr.63-70. (ISSN 2525-2232)
  7. Dương Xuân Quang (2017), “Biến thể cú pháp của câu tiếng Việt: phi chuẩn và khả chấp”, Tạp chí Ngôn ngữ số 12 (343), tr.64-74. (ISSN 0866-7519)
  8. Dương Xuân Quang (2018), “Biến thế cú pháp tỉnh lược thành tố từ góc nhìn chức năng”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ số 55, tr.3-13. (ISSN 1859-2503)
  9. Dương Xuân Quang (2019), “Biểu tượng “bốn mùa” trong thơ Đường Trung Quốc và thơ Quốc âm Việt Nam: tương đồng và dị biệt (Một khảo nghiệm nghiên cứu văn hóa và tư duy từ ngữ học)”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn tập 5 - số 1, tr.84-93. (ISSN 2354-1172)
  10.  Dương Xuân Quang (2019), “Quá trình hiện thực hóa câu, tham chiếu từ mô hình ba bình diện của ký hiệu học”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ số 57, tr.12-20. (ISSN 1859-2503)
  11.  Dương Xuân Quang (2020), “Biến thể từ tiếng Việt – Khái niệm, đặc điểm và phân loại”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn tập 6 - số 3, tr.404-417 (ISSN 2354-1172)

 

Báo cáo tham gia các hội thảo khoa học quốc tế

  1.  Dương Xuân Quang (2016), “Biến thể văn tự nào phù hợp cho tiếng Việt: chữ khối vuông hay chữ cái Latin?”, The 3rd International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies (Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam học và Đài Loan học lần thứ 3”), Đại học Quốc gia Thành Công/ National Cheng Kung University, Đài Nam (Đài Loan) – 12-14/11/2016.
  2.  Dương Xuân Quang & Trần Thị Khánh Vân (2017), “Quan hệ xã hội thể hiện qua biểu thức cố định Việt – Ý có từ chỉ bộ phận cơ thể - một so sánh ngữ nghĩa từ thuyết nghiệm thân”, The 4th International conference on Phraseology and Paremiology (Hội thảo khoa học quốc tế “Thành ngữ học và Tục ngữ học lần thứ 4”), Đại học Bucharest/ University of Bucharest (Universitatea din București), Bucharest (Romania) – 27-29/09/2017.
  3.  Dương Xuân Quang (2018), “Biến thể từ tiếng Việt – khái lược một cách nhìn”, The International Conference on Study languages - cultures of Chinese and Southeast Asian countries’s ethnic (Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa các dân tộc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á”), Đại học Dân tộc Quảng Tây/ Guangxi University for Nationalities, Nam Ninh (Trung Quốc) – 22/12/2018.
  4.  Dương Xuân Quang (2019), “Nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong ngành Việt Nam học – những nan đề còn dang dở”, Hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học - Việt Nam học: Định hướng Nghiên cứu và Đào tạo” (The International Conference on Area studies - Vietnamese studies: Research and Training Orientation), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Hà Nội – 05-07/11/2019.
  5.  Dương Xuân Quang (2019), “Chữ Quốc ngữ – Sự lựa chọn phù hợp của dân tộc Việt”, Hội thảo khoa học quốc tế “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” (The International Conference on 100 years of “Chu Quoc ngu”in Vietnam),  Tao Đàn thư quán & Hội hữu nghị Bồ Đào Nha-Việt Nam, Đà Nẵng – 12/2019.

 

Báo cáo tham gia các hội thảo khoa học trong nước

  1. Dương Xuân Quang (2011), “Tìm hiểu ẩn dụ trong khuynh hướng Tri nhận luận qua ý niệm CUỘC SỐNG của tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo và nghiên cứu Ngôn ngữ học tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Đại học Quốc gia: Hà Nội, tr.462-474. (ISBN: 978-604-62-0576-0)
  2. Dương Xuân Quang (2015), “Biện hộ cho chữ Quốc ngữ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Ngữ học toàn quốc 2015”, Nxb Đại học Quốc gia: Hà Nội, tr.275-280 (ISBN 978-604-62-4165-2)
  3. Dương Xuân Quang (2016), “Biến thể cú pháp thay đổi trật tự thành phần với sự trong sáng của tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường”, Nxb Dân trí: Hà Nội, tr.1049-1056. (ISBN 978-604-88-2843-1)
  4. Dương Xuân Quang (2016), “Về chức năng biểu thái của các biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Đại học Quốc gia: Hà Nội, tr.434-442. (ISBN 978-604-62-6689-1)
  5. Dương Xuân Quang (2019), “Ngữ nghĩa của trật tự thành phần câu tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển”, Nxb Dân trí: Hà Nội, tr.481-490.

 

Các bài viết khác

  1. Dương Xuân Quang (2013), “Ngàn năm áo mũ – Bách khoa thư về trang phục Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 4 (24), tr.129-131. (ISSN: 1859-3135) (Giới thiệu sách)
  2. Dương Xuân Quang (2014), “Yên Lãng nhất cô Châu”, Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nxb Đại học Quốc gia: Hà Nội, tr.511-525. (ISBN: 978-604-62-1093-1) (Chân dung khoa học – Lời bạt)
  3.  Dương Xuân Quang (2018), “Lê Hồng Sâm, những điều còn lại…”, Văn chương Pháp – Tản mạn đọc và cảm nhận, Nxb Đại học Quốc gia: Hà Nội, tr.341-348. (ISBN: 978-604-961-718-8) (Chân dung khoa học – Lời bạt)
  4.  Dương Xuân Quang (2020), “Phan Ngọc – “Sống cuộc đời nhỏ bé nhưng có ích””, Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 412, tr.31-35  (ISSN: 2354-0869)

 

III. Học bổng và giải thư­ởng

  1. Học bổng của Quỹ học bổng POSCO (Hàn Quốc) (2008)
  2. Học bổng của Quỹ học bổng Yamada (Nhật Bản) (2009)
  3. Gương mặt trẻ tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội (2010)
  4. Học bổng của Quỹ học bổng Chung soo (Hàn Quốc) (2010)
  5. Học bổng của Quỹ học bổng Mitsubishi (Nhật Bản) (2010)
  6. Bẳng khen về thành tích học tập xuất sắc toàn khóa của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2011)
  7. Bẳng khen về thành tích thủ khoa tốt nghiệp của Hội sinh viên Việt Nam (2011)
  8. Học bổng của Quỹ học bổng Toshiba (Nhật Bản) (2013 & 2014)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây