Theo chương trình và kế hoạch đào tạo, từ ngày 15/06 đến ngày 30/06/2009, hai nhóm sinh viên K51 (2006-2010) của Khoa Ngôn ngữ học đã đi thực tập, điền dã tại địa bàn hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh.
Sinh viên K51 đi thực tập ở Ninh Bình và Quảng Ninh
Theo chương trình và kế hoạch đào tạo, từ ngày 15/06 đến ngày 30/06/2009, hai nhóm sinh viên K51 (2006-2010) của Khoa Ngôn ngữ học đã đi thực tập, điền dã tại địa bàn hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh. Đây là dịp để sinh viên có cơ hội kiểm nghiệm, vận dụng những kiến thức ngôn ngữ học đã được tiếp nhận ở trường trong thời gian qua.
Nhóm đi Ninh Bình về thực tập tại địa bàn xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Tại đây, trong một thời gian ngắn, 19 sinh viên dưới sự hướng dẫn của cô Đỗ Hồng Dương đã tiến hành 2 công việc chính: khảo sát ngôn ngữ làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư) và tìm hiểu tình hình học tập, giảng dạy và sử dụng SGK môn Ngữ văn trong trường phổ thông.
Nhóm sinh viên thứ 2 cuả K51 đã tiến hành khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu tại địa bàn huỵện Hoành Bồ (Quảng Ninh), dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Kim Thoa. Tiếng Sán Dìu là một trong những ngôn ngữ dân tộc thiểu số hiện nay chưa có chữ viết riêng, những nghiên cứu chuyên sâu về thứ tiếng này còn rất hiếm hoi. Vì vậy, tiến hành khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc này.
Ở cả hai địa điểm, các sinh viên của K51 đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền và nhân dân địa phương và đã thu được kết quả thực tập tổt.
Qua đợt thực tập này, các sinh viên không chỉ có cơ hội kiểm chứng và áp dụng kiến thức ngôn ngữ học đã có mà còn có cơ hội để thực hành nhiều kỹ năng cần thiết (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn sâu, phóng vấn bằng bảng hỏi, kỹ năng quan hệ với quần chúng…). Không những thế, sinh viên còn có cơ hội được đi tới những địa điểm mới và khám phá những nét văn hóa đặc sắc tại địa phương. Chắc chắn, những kiến thức và kĩ năng có được từ đợt thực tế này không chỉ giúp cho sinh viên K51 có được một báo cáo thực tập tốt mà còn sẽ giúp ích nhiều cho công việc sau này.
Dưới đây là một số hình ảnh về đợt thực tập này.
Xuất phát
Bác ơi, cháu hỏi cái này
Cháu hỏi cái này …khó quá!
Cụ Chu Văn Lượng, nghệ nhân cao tuổi nhất (86 tuổi) làng nghề thêu ren Văn
Lâm đang giới thiệu lịch sử làng nghề với nhóm sinh viên thực tập
Đi thực tập sướng thật. Đi lại thì …có thuyền
Đói thì cơm ngày…ba bữa
Quần áo bẩn thì có suối, giặt….cả ngày
Bài và ảnh: Trương Nhật Vinh & Cộng sự