Thuyết trình về Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á

Thứ ba - 28/04/2020 20:09
Ngày 6 tháng 3 năm 2020, GS.TS. Alice Vittrant, Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Aix Marseille (Cộng hòa Pháp) đã có buổi thuyết trình với các giảng viên, sinh viên và nhà khoa học trong và ngoài Khoa Ngôn ngữ học về đề tài: Language contact in Southeast Asia: the MSEA sprachbund (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á: Khu vực ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa).

Thuyết trình về Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á

Ngày 6 tháng 3 năm 2020, GS.TS. Alice Vittrant, Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Aix Marseille (Cộng hòa Pháp) đã có buổi thuyết trình với các giảng viên, sinh viên và nhà khoa học trong và ngoài Khoa Ngôn ngữ học về đề tài: Language contact in Southeast Asia: the MSEA sprachbund (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á: Khu vực ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa).

            GS.TS Alice Vittrant hiện là Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Đại học Aix Marseille (Cộng hoà Pháp), đồng chủ biên cuốn sách “Languages of Mainland Southeast Asia linguistic area" -  cuốn sách mới nhất gồm 734 trang về ngôn ngữ Đông Nam Á xuất bản bằng tiếng Anh tại Đức.

             Trong một khoảng thời gian ngắn, GS. Alice Vittrant đã trình bày một cách ngắn gọn về vùng ngôn ngữ Đông Nam Á. Theo cách định nghĩa của GS, vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa được định nghĩa là một khu vực địa lý bao gồm miền Nam Trung Quốc (phía đông), các quốc gia được gọi là Đông Dương trong lịch sử (Campuchia, Việt Nam, Lào), Thái Lan và Mianmar/ Miến Điện. Đôi khi, nó còn được mở rộng đến bán đảo Malaysia. Gần đây, khu vực này bắt đầu được mô tả là một khu vực ngôn ngữ (sprachbund) (xem Matisoff 2001, Enfield 2005). Thật vậy, các ngôn ngữ ở khu vực ngôn ngữ này có rất nhiều điểm chung mặc dù chúng thuộc về 5 ngữ hệ khác nhau (Mon-Khmer, Tai-Kadai, Hmong-Mien, Hán Tạng và Nam Đảo). Bài thuyết trình đã đề cập đến các đặc điểm về âm vị học, cấu trúc và từ vựng mà các ngôn ngữ này cùng chia sẻ, chẳng hạn như phương thức nguyên âm mở rộng, phương thức thanh điệu, phương thức số hoá loại từ, các cấu trúc động từ chuỗi, cấu trúc đề- thuyết, các từ biểu ý (xem Watson 2001), quán ngữ tình thái (xem Matisoff 1986), v.v. Tiếp đó, giáo sư đã đưa ra những minh họa thông qua lĩnh vực động từ, chỉ ra việc các ngôn ngữ Đông Nam Á đã phát triển một lượng lớn các trợ động từ và các tiểu tố động từ để truyền tải chủ yếu là thể và các giá trị tình thái giống như thường thấy ở các ngôn ngữ có cấu trúc động từ chuỗi (SVC). Ba tình huống sẽ được xét đến: (1) các hiện tượng ngữ pháp hoá đồng bộ trong các ngôn ngữ liên quan (có hình thức đồng nguyên và giá trị ngữ pháp tương tự) của các động từ ngữ pháp hoá, (2) các hiện tượng ngữ pháp hoá động từ như một đặc trưng khu vực trong số các ngôn ngữ không liên quan hoặc (3) như một con đường ngữ pháp hoá điển hình đã được xác thực.

Sau phần trình bày của GS, các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đã nêu ra những câu hỏi trao đổi, thảo luận sôi nổi. Cuối buổi thuyết trình, PGS.TS Trịnh Cẩm Lan - Trưởng Khoa Ngôn ngữ học đã bày tỏ lời cảm ơn và đánh giá cao những thông tin khoa học thú vị và bổ ích mà GS. Alice Vittrant đã mang lại và hi vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội được đón tiếp GS. Vittrant nói riêng và các nhà khoa học nước ngoài nói chung đến trao đổi giao lưu và chia sẻ chuyên môn cùng giảng viên và sinh viên của Khoa Ngôn ngữ học.

Dưới đây là một vài hình ảnh về buổi thuyết trình

 

(Các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên tham gia buổi thuyết trình)

 

PGS.TS Trịnh Cẩm Lan trao quà kỷ niệm tặng GS. Alice Vittrant

 

 

 

Tin: Khoa Ngôn ngữ học

Ảnh: Đoàn Cảnh Tuấn

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay3,021
  • Tháng hiện tại83,749
  • Tổng lượt truy cập1,893,256
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây