Thông báo mời dự sinh hoạt khoa học

Thứ ba - 03/03/2020 11:02

GS.TS Alice Vittrant, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Đại học Aix Marseille (Cộng hoà Pháp), đồng chủ biên cuốn sách “Languages of Mainland Southeast Asia linguistic area”, sẽ thuyết trình tại Khoa Ngôn ngữ học với chủ đề: Language contact in Southeast Asia: the MSEA (Mainland Southeast Asia) sprachbund (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á: Khu vực ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa)

THÔNG TIN KHOA HỌC 

GS.TS Alice Vittrant, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Đại học Aix Marseille (Cộng hoà Pháp), đồng chủ biên cuốn sách “Languages of Mainland Southeast Asia linguistic area”, sẽ thuyết trình tại Khoa Ngôn ngữ học với chủ đề: 

Language contact in Southeast Asia: the MSEA (Mainland Southeast Asia) sprachbund (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á: Khu vực ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa)


Thời gian: 9h30 ngày thứ Sáu, 6/3/2020.
Địa điểm: Phòng 307 nhà E, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, thầy cô giáo, NCS, HVCH và sinh viên quan tâm tham dự.

Sau đây là tóm tắt bài nghiên cứu của GS.TS Alice Vittrant bằng tiếng Việt và tiếng Anh:


Chủ đề: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á: Khu vực ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa

Tóm tắt: Đông Nam Á lục địa được định nghĩa là một khu vực địa lý bao gồm miền Nam Trung Quốc (phía đông), các quốc gia được gọi là Đông Dương trong lịch sử (Campuchia, Việt Nam, Lào), Thái Lan và Mianmar/ Miến Điện. Đôi khi, nó còn được mở rộng đến bán đảo Malaysia. Gần đây, khu vực này bắt đầu được mô tả là một khu vực ngôn ngữ (sprachbund) (xem Matisoff 2001, Enfield 2005). Thật vậy, các ngôn ngữ ở khu vực ngôn ngữ này có rất nhiều điểm chung mặc dù chúng thuộc về 5 ngữ hệ khác nhau (Mon-Khmer, Tai-Kadai, Hmong-Mien, Hán Tạng và Nam Đảo).

Trước tiên, tôi sẽ đề cập đến các đặc điểm về âm vị học, cấu trúc và từ vựng mà các ngôn ngữ này cùng chia sẻ, chẳng hạn như phương thức nguyên âm mở rộng, phương thức thanh điệu, phương thức số hoá loại từ, các cấu trúc động từ chuỗi, cấu trúc đề- thuyết, các từ biểu ý (xem Watson 2001), quán ngữ tình thái (xem Matisoff 1986), v.v.

Tiếp đó, tôi sẽ minh họa thông qua lĩnh vực động từ, chỉ ra việc các ngôn ngữ Đông Nam Á đã phát triển một lượng lớn các trợ động từ và các tiểu tố động từ để truyền tải chủ yếu là thể và các giá trị tình thái giống như thường thấy ở các ngôn ngữ có cấu trúc động từ chuỗi (SVC). Ba tình huống sẽ được xét đến: (1) các hiện tượng ngữ pháp hoá đồng bộ trong các ngôn ngữ liên quan (có hình thức đồng nguyên và giá trị ngữ pháp tương tự) của các động từ ngữ pháp hoá, (2) các hiện tượng ngữ pháp hoá động từ như một đặc trưng khu vực trong số các ngôn ngữ không liên quan hoặc (3) như một con đường ngữ pháp hoá điển hình đã được xác thực. 

 

Topic: Language contact in Southeast Asia: the MSEA sprachbund

Mainland Southeast Asia is defined as a geographic area encompassing Southern China (east side), countries known historically as Indochina (Cambodge, Vietnam, Laos), Thailand, and Burma. It is sometimes extended to peninsular Malaysia. This area started to be described as a sprachbund quite recently (see Matisoff 2001, Enfield 2005). Indeed, languages of this linguistic area do have a lot in common although they are part of 5 different language families (Mon-Khmer, Tai-Kadai, Hmong-Mien, Sino-tibetan et Austronesian).

First, I will remind the phonological, structural and lexical features that these languages share, i.e. extended vowel device, tone device, numeral classifiers device, serial verbs constructions, topic-comment structure, ideophones (see Watson 2001), psycho-collocations (see Matisoff 1986), etc.

Then, I will illustrate with the verbal domain, showing how SEA languages have developed a large number of auxiliaries and verbal particles conveying mainly aspectual and modal values, as usual in languages with serial verbs constructions (SVC). Three situations will be examined: (1) identical grammaticalizations in related languages (cognate forms and similar grammatical value) of the grammaticalized verb, (2) verbal grammaticalizations as an areal feature among non -related languages or (3) as a typologically well attested grammaticalization path.

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay228
  • Tháng hiện tại47,448
  • Tổng lượt truy cập1,394,660
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây