Nữ giáo sư đầu tiên của ngành ngôn ngữ học Việt Nam qua đời

Thứ sáu - 07/08/2020 21:14
Nhà giáo Hoàng Thị Châu là con gái út của một gia đình công chức thời Pháp, người gốc Huế, có truyền thống hoạt động cách mạng. Cả 3 chị em bà đều đã từng hoạt động trong lòng địch từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Bà là nguyên mẫu cho nhân vật nữ du kích bé nhỏ tên Châu trong cuốn Đội thiếu niên du kích thành Huế của Văn Tùng.

 

GS Hoàng Thị Châu

 

Lãnh đạo Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa thông báo, GS - Nhà giáo nhân dân Hoàng Thị Châu, do tuổi cao sức yếu, đã từ trần rạng sáng 6.8, hưởng thọ 87 tuổi.

 

Nữ du kích bé nhỏ tên Châu

Nhà giáo Hoàng Thị Châu là con gái út của một gia đình công chức thời Pháp, người gốc Huế, có truyền thống hoạt động cách mạng. Cả 3 chị em bà đều đã từng hoạt động trong lòng địch từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Bà là nguyên mẫu cho nhân vật nữ du kích bé nhỏ tên Châu trong cuốn Đội thiếu niên du kích thành Huế của Văn Tùng.

Khi còn vừa đi học vừa hoạt động cách mạng ở Huế, bà có 2 lần bị địch bắt, nhưng điều này không ngăn cản được ý chí cách mạng của bà. Tuy nhiên, bà vẫn phải rời Huế, do cơ sở bị lộ. Khi đó, bà đang đứng lớp dạy học thì bị địch ập đến vây bắt.

Nhờ có người báo kịp, bà đã thoát khỏi vòng vây, ra chiến khu. Năm 1955, bà được kết nạp Đảng, rồi vượt tuyến ra Bắc. Năm 1956, bà được nhà nước cử đi học đại học tại Liên Xôn theo chính sách ưu tiên con em miền Nam trong chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học lâu dài.

Năm 1962, bà Hoàng Thị Châu tốt nghiệp đại học, về nước công tác trong tổ bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp (nay là Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và bắt đầu có những bài nghiên cứu được giới chuyên môn chú ý.

Sau đó, bà chuyên tâm đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực thuộc địa danh học, phương ngữ học, phương pháp dạy tiếng Việt, ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số.

Theo các chuyên gia về ngôn ngữ, nói đến ngành phương ngữ học ở Việt Nam thì phải nhắc đến GS Hoàng Thị Châu, bởi bà là một trong những chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực này.

Ngoài ra, trong cuộc đời nghiên cứu khoa học và giảng dạy của mình, bà đã đạt nhiều thành công đáng nể. Trong khoảng 5 năm vừa giảng dạy vừa nghiên cứu và làm tiến sĩ tại Đại học Humboldt (Đức), bà đã xuất bản cuốn sách dạy tiếng Việt bằng tiếng Đức

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay767
  • Tháng hiện tại15,838
  • Tổng lượt truy cập1,603,436
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây