Khoa Ngôn ngữ học trân trọng kính mời các nhà khoa học, các giảng viên, NCS, HVCH tới dự buổi Tọa đàm khoa học với phần thuyết trình của GS. TS. Mark Alves đến từ Đại học Montgomery (Mỹ).
Mời dự sinh hoạt khoa học
Khoa Ngôn ngữ học trân trọng kính mời các nhà khoa học, các giảng viên, NCS, HVCH tới dự buổi Tọa đàm khoa học với phần thuyết trình của GS. TS. Mark Alves đến từ Đại học Montgomery (Mỹ), với các nội dung sau:
1. Báo cáo nghiên cứu:
Dữ liệu liên ngành: chi Vietic kết nối với văn hóa Đông Sơn
2. Chia sẻ kinh nghiệm công bố quốc tế
- Thời gian: 9h00 - 11h00 ngày thứ Tư, 22/5/2019
- Địa điểm: Phòng 307, nhà E, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Sau đây là tóm tắt báo cáo nghiên cứu:
Dữ liệu liên ngành: chi Vietic kết nối với văn hóa Đông Sơn
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính ở đồng bằng sông Hồng và trước đây nhiều thế kỷ vẫn thế. Tuy nhiên, sự pha trộn phức tạp của các ngôn ngữ ở khu vực này đã đặt ra vấn đề rằng liệu đã có một hay nhiều ngôn ngữ chính được sử dụng ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn trước khi nhà Hán đặt chân đến. Nó có thể là thứ ngôn ngữ vẫn được gọi là Vietic, ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, tiếng Mường và hai chục ngôn ngữ Vietic cổ khác ở phía nam châu thổ sông Hồng, hoặc có thể là các nhóm ngôn ngữ khác, như tiếng Tai, hay thậm chí có thể có cả các khả năng khác nữa. Dữ liệu từ vựng cung cấp bằng chứng mạnh rằng Vietic đã được nói ở Giao Chỉ trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Dữ liệu từ vựng cũng chứng minh rằng trong thời kỳ tiền Việt-Mường, tiếng Tai và tiếng Vietic đều mượn từ vựng tiếng Hán, vốn từ mượn ấy trong hai ngôn ngữ có phần trùng nhau nhưng phần lớn là khác biệt. Sự khác biệt này có nghĩa là những từ tiền Hán-Việt đã được mượn trực tiếp từ tiếng Hán chứ không phải qua tiếng Tai. Tuy nhiên, cần thiết phải có nhiều dữ liệu hơn để kết nối Vietic với văn hóa Đông Sơn. Dữ liệu khảo cổ học hiện tại, bao gồm dữ liệu về văn hóa vật chất và dữ liệu khảo cổ học di truyền, đã ủng hộ mạnh mẽ cho giả thuyết rằng những người nói ngôn ngữ Nam Á cổ xưa (trước khi Nam Á phân nhánh thành Vietic) đã vào đồng bằng sông Hồng vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, dữ liệu ADN còn lại trong những hài cốt được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng cho thấy rằng vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, cả Tai và Vietic đều đã được nói ở đồng bằng sông Hồng. Một số dữ liệu từ vựng tiếng Tai, chẳng hạn như các từ ngữ thuộc về nông nghiệp (liên quan đến quản lý nguồn nước) và thuật ngữ thương mại không phải của Trung Quốc cho thấy có sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá Tai-Vietic ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sự tiếp xúc Tai-Vietic vào thời tiền sử vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.
Interdisciplinary data showing Vietic in the Dong Son culture
Vietnamese is the dominant language in the Red River Delta and has been for many centuries. However, the complex mixture of languages in the region makes the question of the dominant language or languages spoken in the Red River Delta during the Dong Son culture before the arrival of the Han less certain. It could have been Vietic, the ancestral language of Vietnamese, Muong, and the two dozen other conservative Vietic languages to the south of the Red River Delta, or could it have been other language groups, such as neighboring Tai, or even other possibilities? Linguistic data provides strong evidence that Vietic was spoken in Giao Chi in the first millennium CE. The lexical data also demonstrates that in the pre-Viet-Muong period, Chinese loanwords in Tai and Vietic overlap some but are overall distinct, meaning Early Sino-Vietnamese words were directly borrowed from Chinese, not via Tai. Nevertheless, more data is necessary to connect Vietic to the Dong Son culture. Current archaeological data, including material culture and archaeogenetic data, strongly supports the hypothesis that Austroasiatic speakers (before the divergence into Vietic) entered the RRD around 2000 BCE. However, by the mid-first millennium BCE, DNA of remains in the RRD suggest that both Tai and Vietic were spoken in the RRD. Some Tai lexical data, such as words for water management and non-Chinese trade terms suggest Tai-Vietic contact in early periods. However, prerecorded Tai-Vietic contact remains murky.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn