Một số thông tin cho HVCH và NCS
của Khoa Ngôn ngữ học
I. Thông tin chung
2. Chương trình đào tạo, thủ tục, biểu mẫu và các thông tin đào tạo khác (lịch học, thi cử, bảo vệ luận văn, luận án): theo dõi ở trang web của Khoa Ngôn ngữ học: http://ngonnguhoc.org.
3. Mỗi lớp (theo khoá học) lập một hộp thư điện tử chung để liên hệ và nhận thông tin từ Khoa (qua Trợ lí đào tạo SĐH)
II. Thông tin riêng cho HVCH
1. Chương trình đào tạo: Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 60, trong đó:
- 11 TC khối kiến thức chung (bắt buộc), trong đó 7 TC ngoại ngữ: 4 TC triết học.
- 36 TC khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành, trong đó 24 TC/12 môn bắt buộc, 12TC/6 môn tựa chọn (trên 40TC/20 ).
- 13 TC luận văn tốt nghiệp
(*) Ghi chú:
- Các môn ngoại ngữ và triết học do Trường tổ chức giảng dạy, các môn cơ sở và chuyên ngành do Khoa giảng dạy.
- Chương trình học (danh sách môn học và GV giảng dạy): xem ở trang web của Khoa NNH.
2. Lịch trình đào tạo
- Năm thứ nhất:
Từ tháng 11 đến tháng 4: theo học chương trình triết học và ngoại ngữ chuyên ngành do nhà trường tổ chức.
Từ tháng 2 đến tháng 6: theo học các chuyên đề do khoa tổ chức
- Năm thứ hai:
Từ tháng 10 đến tháng 1: theo học các chuyên đề do khoa tổ chức; đăng kí đề tài và người hướng dẫn.
Từ tháng 2 đến tháng 6: theo học các chuyên đề do khoa tổ chức; triển khai thực hiện đề tài luận văn
- Năm thứ 3:
Bổ sung các chuyên đề còn thiếu; thực hiện, hoàn thành luận văn.
Bảo vệ luận văn đúng thời hạn và đúng quy định (Hạn muộn nhất là tháng 11 của năm thứ 3).
(*) Chi chú: Theo quy định mới của ĐHQG, thời hạn đào tạo cao học tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm. Trong thời gian này, học viên không cần làm các thủ tục bảo lưu hay gia hạn (nhưng học viên phải làm báo cáo kết quả học tập và nghiên cứu hàng năm). Nếu quá thời gian tối đa mà học viên vẫn không bảo vệ luận văn theo quy định hiện hành thì học viên sẽ bị xóa tên.
3. Tổ chức giảng dạy và thi cử
3.1 Giảng dạy
- Chương trình học chuyên ngành Ngôn ngữ học do Khoa NNH quản lí bao gồm 36 TC/28 môn cơ sở và chyên ngành, trong đó 24 TC/12 bắt buộc và12TC/6 các môn lựa chọn, dự kiến tổ chức học trong 2 năm.
+ 12 môn học bắt buộc sẽ được trợ lí SĐH ưu tiên sắp xếp giảng dạy trước các môn lựa chọn ngay từ năm thứ nhất.
+ Các môn lựa chọn sẽ do học viên lựa chọn và đăng kí với lớp trưởng khoảng từ đầu năm thứ hai. Trong trường hợp không có đủ số lượng để mở lớp (< 5 HVCH, trừ trường hợp trường cho phép), các học viên này sẽ được quyền đăng kí lựa chọn những môn học khác và đăng kí lại với lớp trưởng.
- Trong hai năm đầu, nếu chưa tích lũy đủ số tín chỉ thì học viên có thể tiếp tục tích lũy số tín chỉ còn thiếu trong năm thứ ba.
3.2 Kiểm tra, dánh giá môn học
- Điểm của môn học bao gồm tổng của 3 loại điểm: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và điểm thi hết môn (được qui định trong đề cương môn học)
- Học viên chỉ có quyền được thi kết thúc môn học nếu đã hoàn thành việc học chuyên đề đúng quy định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ của môn học, họăc vi phạm qui chế đào tạo bị giảng viên không cho phép thi).
- Các chuyên đề bậc SĐH có ba hình thức thi: tự luận, viết tiểu luận và vấn đáp:
+ Thi vấn đáp: giảng viên sẽ tự tổ chức.
+ Thi tự luận: Khoa tổ chức thi.
+ Làm tiểu luận: Học viên làm bài theo đề tài và thời hạn theo qui định của giảng viên và nộp bài cho lớp trưởng (có kí nhận). Lưu ý: học viên tuyệt đối không được ghi tên của mình dưới bất kì hình thức nào trong tiểu luận.
- Điểm môn học sẽ được Trợ lí SĐH thông báo cho học viên ở bảng tin của Khoa và qua lớp trưởng. Mọi thắc mắc về điểm, học viên báo cáo với trợ lí đào tạo (thông qua lớp trưởng).
- Trong quá trình học, học viên có trách nhiệm lập bảng điểm cá nhân (theo mẫu ở trang web của Khoa), theo dõi, lưu giữ điểm các môn học và nộp cho trợ lí SĐH khi làm thủ tục bảo vệ luận văn.
(*) Ghi chú: Quy định về trang bìa của tiểu luận:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ:
(TÊN CHUYÊN ĐỀ)
GIẢNG VIÊN:
MÃ SỐ HỌC VIÊN:
Hà Nội, ngày tháng năm
|
3.3 Việc bảo vệ luận văn:
- Khi tích lũy đủ 36 tín chỉ chuyên ngành, có đủ các tín chỉ về ngoại ngữ và Triết học và hoàn thành luận văn, được sự đồng ý của GV hướng dẫn, học viên có quyền được bảo vệ luận văn trước hội đồng.
- Luận văn phải được trình bày đúng với các quy định về hình thức và nội dung của Trường ĐHKHXH-NV (xem trên trang web của Khoa NNH và của trường ĐHKHXH-NV).
- Sau khi có thời gian bảo vệ cụ thể, học viên gặp trợ lí SĐH để chuẩn bị cho lễ bảo vệ (trang trí, kiểm tra máy chiếu, vv).
II. Thông tin riêng cho NCS:
1. Chương trình đào tạo
- Các NCS bắt đầu từ trình độ cử nhân sẽ phải học tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết của bậc đào tạo cao học.
- Các NCS khi có đủ điều kiện (tương đương với trình độ thạc sĩ) sẽ đăng kí học các chuyên đề NCS. Các chuyên đề theo từng mã ngành đào tạo đã được đăng tải trên trang web của khoa.
- Việc nghiên cứu của NCS sẽ do GS hướng dẫn và NCS chủ động thực hiện. Hàng năm, NCS sẽ phải báo cáo kết quả với BCN khoa. Mẫu báo cáo có trên trang web.
2. Lịch trình đào tạo
-Đăng kí và nhận quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn.
- Học các chuyên đề cao học (đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ ) hoặc chuyên đề tiến sĩ (đối với các NCS đã có bằng thạc sĩ).
- Thảo luận đề cương chi tiết trước bộ môn/khoa.
- Bảo vệ luận án trước hội đồng chầm luận án cấp cơ sở.
- Bảo vệ luận án trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
(*) Ghi chú: Theo quy định mới của ĐHQG, thời hạn tối thiểu của bậc NCS là 3 năm và tối đa là 6 năm. Trong thời gian này, NCS không cần làm các thủ tục bảo lưu hay gia hạn. Nếu quá thời gian tối đa mà NCS vẫn không bảo vệ luận án theo quy định hiện hành thì NCS sẽ bị xóa tên.
Khoa Ngôn ngữ học